Trong bài này ban đầu mình sẽ bỏ qua các yếu tố về chi phí và yếu tố độc quyền của từng kênh để xem xét những vấn đề làm tốt của 2 kênh.
Những việc mà Google Ads làm được
– Google Ads có thể nhắm nhiều mục tiêu thông qua một từ khoá bằng những tiện ích mở rộng của nó.
+ Ví dụ bạn chạy từ khoá “dịch vụ SEO” thì bạn có thể thêm tiện ích là dịch vụ SEO cho du lịch, dịch vụ SEO cho bất động sản. Từ đó bạn có thể forcus mục tiêu hơn để chăm sóc. Đây là 1 điểm khá hay mà SEO còn hạn chế.
– Google Ads có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng có nhu cầu gần như ngay lập tức mà không bị hạn chế về mặt địa lý, không gian hay thời gian. SEO cần khá nhiều thời gian để làm được điều này.
– Đối với những cty chỉ cung cấp các sản phẩm trong một vị trí địa lý nào đó thì Google Ads thích hợp hơn.
+ Ví dụ khi khách search từ khoá “dịch vụ SEO” location Cà Mau thì bạn chỉ cần set vị trí trong Google Ads còn SEO thì bạn phải cạnh tranh với tất cả.
– Google Ads có thể nhắm được mục tiêu khách hàng cụ thể về nhân khẩu học, nó sẽ hữu ích có các lĩnh vực kén khách hàng.
– Google Ads không bị chi phối bởi quá nhiều quy tắc chuẩn SEO như: EEAT, YMYL … vậy nên nội dung chỉ cần viết như thế nào để khách hàng họ hài lòng là được.
– Google Ads không mấy quan tâm đến các lần cập nhật của Google, nó được auto miễn nhiễm với các thuật toán.
Còn SEO sẽ làm được gì?
– Những ngành nghề không được phép chạy trong Google Ads.
– Theo nhiều báo cáo thì tỷ lệ click của khách hàng vào kết quả của SEO hiện vẫn đang cao hơn tỷ lệ click vào Google Ads. Có thể thấy phần lớn khách hàng tỏ ra không mặn mà với việc quảng cáo (điều này có thể không đúng với toàn bộ lĩnh vực).
– SEO làm được những từ khoá mà trong báo cáo của Google không có lưu lượng tìm kiếm hoặc lưu lượng tìm kiếm thấp (Google Ads cũng làm được nhưng sẽ vất vả và không ổn định).
– Khi DN gặp khó khăn về tài chính thì kênh SEO sẽ có thể giúp ích cho bạn trong một khoảng thời gian sau đó còn GG Ads thì không.
Và giờ đây nếu thêm yếu tố chi phí và yếu tố độc quyền vào thì sẽ như thế nào?
Google Ads:
– Google Ads thì hiển nhiên sẽ triển khai được thêm các yếu tố độc quyền mà SEO không thể can thiệp.
SEO:
– Còn về mặt SEO thì đối với doanh nghiệp nhỏ ngân sách tầm 30tr đổ lại cho 1 tháng thì kênh Google Ads có thể sẽ không hiệu quả về mặt kinh doanh bằng SEO (trừ trường hợp nhắm vị trí hoặc đối tượng).
– SEO có thể phủ được nhiều từ khoá liên quan về mặt cung cấp thông tin thêm cho khách hàng còn Google phần lớn chủ yếu là dùng để tăng doanh thu.
– SEO hoạt động 24/7 ở hầu hết tất cả các vị trí địa lý còn Google Ads thì chỉ tập trung vào những vị trí địa lý chủ chốt và những khung giờ khách hoạt động nhiều trong ngày.
– Nếu làm tốt thì CPC SEO sẽ rẻ hơn CPC Ads rất nhiều lần.
Trên là tất cả những gì mình biết về những việc mà SEO và Google Ads có thể làm được nếu thiếu nhau. Các bạn có thể cân nhắc để lựa chọn kết hợp như thế nào để hiệu quả nhất cho mình.
Và đó cũng là các bước để tìm và thiết lập USP, những vấn trên cũng chính là USP của từng kênh, việc còn lại là lựa chọn những vấn đề nào khách hàng thực sự cần và dùng nó để thúc đẩy tiến trình lựa chọn.
Tác Giả

-
Tên Thật: Phan Thanh Giang
Profile FB: https://www.facebook.com/vnseomaster
Admin Group: Nghiện SEO
Với mong muốn chia sẻ kiến thức đã được học, được làm và những bài học rút ra trong hơn 10 năm làm trong lĩnh vực Marketing, đây có thể là một nguồn tham khảo thêm về kiến thức cho các bạn trẻ mới bước chân vào thế giới Marketing.
Latest entries
Search Engine OptimizationFebruary 20, 2023Tổng hợp các thuật ngữ SEO
EducateFebruary 19, 2023Các mô hình marketing phổ biến
EducateFebruary 19, 2023Mô hình phân tích thị trường TAM-SAM-SOM
EducateFebruary 19, 2023Mô hình kinh doanh khởi nghiệp (Lean Startup)