SMART là từ viết tắt của Specific, Measurable, Attainable, Relevant và Time-bound. Đó là một khuôn khổ thường được sử dụng để giúp xác định và thiết lập các mục tiêu marketing, cũng như các loại mục tiêu khác.
Các tiêu chí SMART như sau:
– Cụ thể (Specific): Mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể, với kết quả và mục tiêu xác định.
– Có thể đo lường được (Measurable): Mục tiêu phải có thể đo lường được, với các chỉ số và mục tiêu được xác định có thể được sử dụng để theo dõi tiến độ và đánh giá thành công.
– Có thể đạt được (Attainable): Mục tiêu phải thực tế và có thể đạt được, với các nguồn lực và hạn chế của công ty.
– Có liên quan (Relevant): Mục tiêu phải phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể và phải phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của thị trường mục tiêu.
– Giới hạn thời gian (Time-bound): Mục tiêu phải có một mốc thời gian xác định, với các cột mốc và thời hạn cụ thể giúp duy trì tiến độ.
Bằng cách thiết lập các mục tiêu SMART marketing, các công ty có thể tạo ra các mục tiêu rõ ràng và khả thi, dễ theo dõi và đo lường hơn, đồng thời có nhiều khả năng đạt được hơn. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng các chiến lược marketing được tập trung và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh cũng như các nguồn lực được sử dụng hiệu quả để mang lại kết quả mong muốn.

Để dễ hình dung về mô hình SMART ứng dụng thế nào chúng ta đi vào 1 ví dụ cụ thể. Tôi sẽ thiết lập mục tiêu cho 1 chiến dịch SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) trong thời gian sắp tới của công ty, tôi đã thiết lập một mục tiêu như sau:
Mục tiêu là: tăng 20% lưu lượng truy cập từ SEO vào sản phẩm A trong thời gian 3 tháng.
Vậy SMART ở điểm nào?
– Cụ thể: tăng 20% lưu lượng truy cập không phải trả tiền đến một trang sản phẩm A.
– Có thể đo lường: chúng ta có con số tăng trưởng là 20% nên việc nhìn nhận và đánh giá mục tiêu trở nên đơn giản và rõ ràng hơn.
– Có thể đạt được: Một mục tiêu SEO có thể đạt được sẽ là thực tế với các nguồn lực nhân sự và ngân sách của công ty. Nếu đưa ra một mục tiêu quá cao so với nguồn lực sẽ dẫn đến không đem lại kết quả như mong muốn và sẽ có nhiều nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn.
– Có liên quan: Một mục tiêu SEO có liên quan sẽ phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể đến đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Ví dụ: sản phẩm A là sản phẩm chiến lược của công ty và đó cũng là sản phẩm công ty mong muốn tung ra thị trường nhiều nhất trong thời gian sắp tới.
– Giới hạn thời gian: Ở trong mục tiêu này tôi có giới hạn thời gian là 3 tháng.
Dựa vào mục tiêu trên tôi rất dễ dàng để đo lường nhiều vấn đề:
– Năng lực nhân sự: Họ đáp ứng được bao nhiêu % khối lượng công việc, mục tiêu này còn thấp hay vừa sức hoặc vượt khả năng của họ?
– Kết quả của mục tiêu: Tôi đưa ra mục tiêu như vậy đã đúng với nguồn lực của công ty chưa, cần điều chỉnh gì thêm trong thời gian sắp tới hay không? Để đưa ra mục tiêu phù hợp với nguồn lực thì hãy tham khảo bài viết “Cách thiết lập mục tiêu phù hợp trong marketing”
– Bài học rút ra: Sau mỗi mục tiêu đặt ra cho dù thành công hay thất bại thì cái chúng ta thu được chính là bài học, là những kinh nghiệm và trải nghiệm trong công việc. Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ không có một bài học cụ thể.
Giờ chúng ta có thể thấy được việc áp dụng mô hình SMART vào việc xét lập mục tiêu marketing là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó giúp chúng ta có định hướng rõ ràng hơn, việc đo lường đơn giản hơn và cũng có thể rút ra nhiều bài học trong mỗi giai đoạn mục tiêu.
Tác Giả

-
Tên Thật: Phan Thanh Giang
Profile FB: https://www.facebook.com/vnseomaster
Admin Group: Nghiện SEO
Với mong muốn chia sẻ kiến thức đã được học, được làm và những bài học rút ra trong hơn 10 năm làm trong lĩnh vực Marketing, đây có thể là một nguồn tham khảo thêm về kiến thức cho các bạn trẻ mới bước chân vào thế giới Marketing.